NÉT ĐẸP TRONG TRANH THÊU THƯ PHÁP
Việt Nam là quốc gia có truyền thống nho học . Văn hóa Hán Nôm đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử , có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ người Việt . Người dân Việt Nam cần cù , hiếu học . Trong đó , rèn luyện chữ viết , bút pháp luôn là môn học cơ bản từ lúc mới bắt đầu sự nghiệp học hành . Chẳng thế mà có câu : nét chữ , nết người . Trong nét chữ , nét bút của mỗi người đều ẩn chứa tư duy , tính cách , văn hóa . Thế nên , những dịp Tết đến xuân về , trước mỗi kì thi cử , nhiều người đều tìm đến những ông đồ , những cao nhân nổi tiếng chữ đẹp để xin cho mình , cho gia đình , bạn bè một vài chữ để khai quan điểm nhãn , bắt đầu cho một năm tốt lành , vạn sự như ý , khoa cử đỗ đạt …
Do vậy , chơi chữ cũng sớm trở thành thú vui tao nhã của người dân , chẳng kém gì cầm , kì , thi , họa . Viết chữ đã được nâng tầm trở thành một nghệ thuật – nghệ thuật thư pháp . Ngày ngày rèn luyện , tìm tòi , học hỏi sao cho nết bút có lực , liền lạc , khi khai bút như rồng bay phượng múa . Từ đó tạo ra những tác phẩm thư pháp vừa có chất “ thi ” vừa mang tính “ họa “ , được nhiều người yêu thích .
Những nghệ nhân thêu cũng thấu hiểu sở thích ấy mà đem thư pháp vào trong tác phẩm của mình , làm ra dòng tranh thêu chữ - hay tranh thêu thư pháp . Bức tranh thêu có thể chỉ đơn giản là 1 chữ Tâm chính giữa , cũng có thể “ diễn giải “ thêm bằng vài câu thơ cho người xem dễ lĩnh ngộ . Nhưng cái khó ở đây là làm sao để phần chữ trong tranh được mềm mại , uyển chuyển , có cái hồn của người viết , có phong cách đặc trưng của từng lối thư pháp . Cái này đòi hỏi người nghệ nhân phải tìm tòi , học và hiểu được và về “ thảo “ và “ họa “. Có như vậy mới có thể cho ra đời một tác phẩm tranh thêu thư pháp thực sự nhưng được thể hiện bằng nghệ thuật thêu . Sở hữu một bức tranh thêu thư pháp là sở hữu cho mình cả 3 môn : thêu – thư – họa , thật đáng vui mừng .
Các tác phẩm tranh thêu thư pháp có tại tranh thêu phú quốc