TRANH THÊU LÀNG QUÊ – TRANH CỦA NGƯỜI VIỆT
Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu . Mỗi người sinh ra trước những năm cuối cùng của thế kỷ 20 đều mang trong mình hình ảnh quê hương thanh bình với gốc đa , bến nước , sân đình , cây cau , ruộng lúa , cánh diều … Ai chẳng có một tuổi thơ như vậy . Nhiều năm qua đi , khi đất nước trên đà phát triển , nông thôn cũng dần thay đổi đi diện mạo vốn có .
Thế nhưng , mỗi người con Việt Nam dù có đi xa cũng luôn nhớ về quê hương đất nước , luôn đau đáu cảm xúc khi lại được nhìn thấy con sông quê hương , thấy đàn cò bay la bay lả , thấy cảnh mùa màng bội thu … Hình ảnh ấy giờ chỉ có thể thấy trong những bức tranh.
Tranh theu làng quê có vô vàn cách thể hiện . Chỉ một góc sông với con đò ban trưa cũng thành thi vị , chỉ một con trâu với chiếc xe bò cũng đậm hồn quê . Chẳng có gì cao sang , chẳng có gì quá đặc biệt , tranh thêu làng quê Việt Nam luôn mộc mạc , giản dị . Nhưng cũng chính sự giản đơn ấy mới thể hiện được rõ nhất một quê hương Việt Nam đẹp dịu dàng , dung dị , con người Việt Nam hiền lành , cần cù , chịu khó .
Các bức tranh thêu quê hương nổi tiếng có thể kể ra : cây đa bến nước , con sông quê hương , mái đình làng cổ , đồng quê yên bình , gánh lúa cổng làng … Đặc biệt hơn có thể là những bức như : Đám cưới chuột , Vinh quy bái tổ , Sen cầm …Hình ảnh quê hương càng trở nên thật thà hơn , mộc mạc hơn qua hình thức thể hiện bằng nghệ thuật thêu tay . Các sợi chỉ màu được nhuộm thủ công bằng các thứ cây , củ , quả … cho ra những mảng màu trầm lắng , dung dị , càng giúp thổi hồn vào tác phẩm .
Chọn treo tranh thêu làng quê Việt là mang cả đất nước , con người Việt Nam vào tranh . Đây cũng là món quà tinh thần ý nghĩa với những người con xa xứ , nhắc nhở họ luôn dõi theo , hướng về quê hương xứ sở , cội nguồn dân tộc. Dù ai có đi đâu , làm gì thì mãi vẫn là đứa con của đất nước Việt, của làng quê Việt Nam .
Các sản phẩm tranh thêu làng quê có thể xem tại tranh thêu phú quốc.